Olea Europaea Fruit Oil
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Olea Europaea Fruit Oil là gì?
Olea Europaea Fruit Oil (hay Olive Fruit Oil) chính là dầu oliu mà chúng ta quen dùng trong chế biến thực phẩm. Cũng giống như những loại dầu thực vật khác, Olea Europaea Fruit Oil cũng phổ biến trong chăm sóc da nhờ tác dụng dưỡng ẩm và làm mềm, dưỡng da, nhất là với những làn da khô.
Olea Europaea Fruit Oil chứa nhiều chất béo, chất chống oxy hóa, vitamin E giúp da không bị tổn thương do tiếp xúc với tia cực tím của ánh nắng mặt trời, tránh nguy cơ ung thư da, ức chế hình thành và tăng trưởng của các khối u.

Thành phần của Olea Europaea Fruit Oil chứa nhiều axit béo, trong đó chiếm (55-83%) là axit oleic, axit linoleic chiếm từ 3.5-20% còn axit palmitic là 7-20%. Nhờ chứa polyphenols, tocopherols (đều là các loại vitamin E) và carotenoids nên dầu oliu cũng có khả năng chống oxy hóa. Đồng thời, thành phần squalene có trong dầu oliu còn có công dụng dưỡng ẩm tự nhiên rất tốt của da.
Những người sở hữu làn da khô dùng dầu oliu là một chọn lựa đáng tiền trong chăm sóc da. Tuy dầu oliu đều được chiết xuất từ oliu nhưng dựa theo mức độ tinh khiết mà phân làm nhiều loại khác nhau như sau:
-
Extra virgin
Chưa qua bất kỳ công đoạn xử lý nào nên đây là loại dầu oliu tinh khiết nhất, tốt nhất được lấy từ nước ép đầu tiên. Vì thế, giá thành của nó là cao nhất trên thị trường.
Extra virgin oliu oil giữ được những tinh túy của ô liu và chứa hàm lượng chất dinh dưỡng toàn vẹn nhất gồm nhiều vitamin A, E, nhiều axit béo không bão hòa đơn, có nồng độ axit dưới 1% và các chất chống oxy hóa.
-
Virgin
Sau extra virgin thì virgin là loại dầu thu được từ nước ép đầu tiên của quả oliu nhưng theo phương pháp cơ học và vật lý với nồng độ axit cao hơn.
-
Pure
Đây là là loại dầu đã qua một số công đoạn xử lý loại bỏ tạp chất nên độ tinh khiết của dầu đã bị giảm đi nhiều (nhưng vẫn giữ được đặc tính vốn có). Pure oliu oil giá bán rẻ hơn hai loại trên, trên thị trường loại dầu này có tên là Olive oil.
-
Extra light / light hoặc Pomace
Là loại đã qua chế biến nhiều nhất, vì thế độ nguyên chất của nó cũng giảm đi đáng kể.

Điều chế sản xuất
Từ xa xưa, người ta đã biết chiết xuất dầu oliu bằng phương pháp thủ công, dùng các cối đá chuyên dụng để nghiền và ép các quả ô liu lấy ra dầu. Ngày nay, dầu oliu được chiết xuất bằng phương pháp ép lạnh với năng suất và hiệu quả cao để đủ đáp ứng cho người tiêu dùng.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Tetrasodium EDTA?
Tetrasodium EDTA là một loại muối của EDTA, được dùng khá phổ biến để giúp sản phẩm luôn có kết cấu tốt và ổn định trong thời gian dài hơn.
Những icon kim loại trong công thức (thường đến từ nước) thường ảnh hưởng xấu đến chất lượng cũng như kết cấu mỹ phẩm (hay nói ngắn gọn hơn là khử kim loại trong dung dịch chứa nước). Tetrasodium EDTA sẽ có vai trò trung hòa các ion kim loại này.

Tetrasodium EDTA thường được dùng đi kèm với các kim loại kiềm trong các sản phẩm tẩy rửa giúp giảm cặn trong xà phòng và tăng khả năng tạo bọt cũng như tạo độ mềm, mịn giả cho da và tóc.
Đặc biệt, Tetrasodium EDTA không thể tự phân huỷ mà sẽ lưu lại trong không khí/nước gây nguy hiểm nếu chúng ta hít hoặc tiếp xúc nó trong thời gian dài.
Điều chế sản xuất Tetrasodium EDTA
Các hóa chất thành phần là formaldehyd, natri xyanua và ethylenediamine sẽ tạo ra Tetrasodium EDTA.
Cơ chế hoạt động của Tetrasodium EDTA
Tetrasodium EDTA hoạt động bằng cách trung hòa các ion meta - thành phần khiến cho sản phẩm chăm sóc da dễ bị hư hỏng. Tetrasodium EDTA hiệu quả để giữ an toàn cho các công thức chăm sóc da, vô hiệu hóa các ion tự nhiên trong cơ thể có thể phá vỡ chức năng cơ thể bình thường.
Silicone là gì?
Silicone là một loại polyme tổng hợp, có tên rút ngắn từ từ “silicoketone”. Silicone bao gồm một sườn silicon - oxy và các nguyên tố khác bao gồm các nhóm hydrogen hoặc hydrocarbon gắn liền với nguyên tử silicon. Do có độ bền cao, ổn định và dễ sản xuất vì vậy silicone được ứng dụng rộng rãi và tìm thấy trong nhiều vật dụng hàng ngày, đặc biệt trong y tế, điều chế chất bịt kín, chất kết dính, dụng cụ nấu ăn, dùng trong thiết bị cách nhiệt và cách điện...
Công thức hóa học của Silicone
Đặc biệt, trong ngành công nghiệp làm đẹp, Silicone là thành phần hầu như có mặt trong tất cả các loại sản phẩm chăm sóc da. Nhờ đặc tính cảm quan và khả năng làm mềm cao hơn nhiều thành phần mỹ phẩm thông thường mà Silicone được khá ưa chuộng.
Thành phần Silicone có trong mỹ phẩm dưỡng da, kem nền, kem chống nắng như dimethicone, cyclomethicone và dimethiconol tạo ra sự mịn màng, căng mướt cho làn da nhưng không khiến da tiết nhờn và dầu, đồng thời, cải thiện cảm giác khó chịu do các thành phần khác gây ra. Dimethicone, cyclomethicone và dimethiconol phân tử lượng lớn sẽ tạo thành màng chống thấm nước trên da, có thể giúp kéo dài tác dụng chăm sóc da hoặc chống nắng.
Silicone là thành phần quen thuốc trong nhiều loại mỹ phẩm
Ngoài ra, Silicone còn chứa dimethicone copolyol - thành phần có mặt trong nhiều sản phẩm chăm sóc tóc, giúp giảm tình trạng khô và xơ rối ở tóc. Theo nghiên cứu, sản phẩm chăm sóc tóc chứa Silicone có thể giúp tăng cường độ bóng mượt của tóc lên 4 lần, tăng sự mềm mại, dễ chải và tạo lớp màng bảo vệ quanh sợi tóc bị hư tổn.
Silicone có 4 loại cơ bản:
-
Silicone lỏng: Silicone lỏng hay còn được gọi là dầu Silicone thường dùng để làm chất bôi trơn, phụ gia sơn, là các thành phần trong mỹ phẩm.
-
Silicone gel: Silicone gel là một dạng silicone lỏng được sử dụng nhiều trong các phòng thí nghiệm, ứng dụng trong y tế, dụng cụ nấu ăn. Ngoài ra, silicone gel này còn được sử dụng phổ biến trong các cuộc phẫu thuật thẩm mỹ để nâng ngực.
-
Silicone đàn hồi: Silicone đàn hồi (hay còn gọi là cao su silicone) được dùng như chất cách điện để hàn trong các phương tiện hàng không vũ trụ. Trong ngành y tế, Silicone cũng được sử dụng để sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe như găng tay tẩy da chết, cốc nguyệt san, máy rửa mặt, máy hút sữa.
-
Silicone nhựa: Silicone nhựa được dùng trong các lớp phủ chịu nhiệt cũng như các vật liệu chống chịu thời tiết hay thậm chí dùng để trám những lỗ thủng nhỏ trên mái nhà, các vật dụng khác trong gia đình.
Thành phần chính của Silicone
-
Silicone lỏng: Dimethicone, Aminodimethicone , Dimethicone copolyol
-
Silicone đàn hồi: Dimethiconol, Dimethicone
-
Silicone gel: Vinyl dimethicone crosspolymer, Dimethicone crosspolymer
-
Silicone nhựa: Trimethysiloxysilicate, Polypropylsilsesquioxane, Polymethylsilsesquioxane
Điều chế sản xuất Silicone
Trong công nghiệp
Silicone được sản xuất bằng cách đun nóng silica và carbon trong lò điện hồ quang, trong đó sử dụng các điện cực carbon.
Phản ứng hóa học xảy ra trong lò điện:
SiO2 + 2C → Si + 2CO
2SiC + SiO2 → 3Si + 2CO
Điều chế Silicone siêu tinh khiết
Dạng điều chế này khá phổ biến và được thực hiện bằng cách nhiệt phân trichlorosilane cực kỳ tinh khiết trong khí hydrogan và bằng quá trình vùng nổi chân không.
Cơ chế hoạt động của Silicone
Như đã nói ở trên, Silicone chứa dimethicone copolyol – thành phần có trong các sản phẩm chăm sóc tóc có khả năng dưỡng nhẹ do hòa tan trong nước và mức độ bám dính thấp, làm giảm tính kích ứng mắt. Khác với các loại dầu gội và các sản phẩm tương tự có chứa diện hoạt anion, dimethicone hay dimethiconol dạng phân tử lượng lớn không tan trong nước, bám dính tốt do có ái lực với bề mặt tích điện âm của tóc nên hiệu lực cũng cao hơn.
Ngoài ra, chất nhũ hóa Silicone cho phép silicone dạng độ nhớt thấp liên tục kết hợp với các thành phần phân cực như nước và glycerin, giúp cho việc bào chế các loại sữa rửa mặt tạo bọt, làm sạch da để giúp loại bỏ bụi bẩn mà không tạo cảm giác châm chích.
Potassium Sorbate là gì?
Là muối của sorbic acid, Potassium sorbate (hay Kali sorbate) được hình thành từ phản ứng hóa học giữa sorbic acid và potassium hydroxide.
Potassium sorbate được đánh giá an toàn nhất và hiện được dùng phổ biến nhất trong vai trò là chất bảo quản trong thực phẩm, giúp làm giảm nguy cơ gây bệnh truyền qua thực phẩm mà không ảnh hưởng đến màu sắc hay hương vị.

Bên cạnh đó, trong nhiều loại mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, Potassium sorbate cũng góp mặt là một chất bảo quản nhẹ, có tác dụng kéo dài thời hạn sử dụng bằng cách ngăn ngừa ô nhiễm vi khuẩn. Các nhà sản xuất thường thay thế Potassium sorbate cho chất paraben.
Khả năng chống nấm, nấm mốc và nấm men của Potassium sorbate rất hiệu quả kém hiệu quả hơn khi chống lại vi khuẩn. Chính vì đặc tính này mà Potassium sorbate không được coi là chất bảo quản phổ rộng. Để đảm bảo các công thức, Potassium sorbate phải được sử dụng cùng với các chất bảo quản khác.
Điều chế sản xuất Potassium sorbate
Người ta trung hòa axit Sorbic với Kali Hydroxit để sản xuất Potassium sorbate ở quy mô công nghiệp. Chất được tổng hợp này hoàn toàn giống với chất có trong tự nhiên về mặt hoạt tính hóa học và kích thước phân tử.

Tồn tại dưới dạng bột tinh thể màu trắng (hạt trắng hoặc dạng viên), Potassium sorbate có thể dễ dàng hòa tan trong nước để chuyển thành axit sorbic dạng hoạt động và có độ pH thấp.
Cơ chế hoạt động của Potassium sorbate
Potassium sorbate hoạt động dựa trên cơ chế ức chế sự phát triển của nấm mốc trong nhiều loại sản phẩm.
Với thành phần cấu tạo có khả năng kháng nấm mốc và các loại nấm men, Potassium sorbate được tham gia vào quá trình bảo vệ, ngăn chặn sự xâm nhập của các loại nấm, vi khuẩn.
Ngoài ra, Potassium sorbate được kết hợp cùng nhiều thành phần bảo quản khác để hạn chế việc hư hỏng trong quá trình sử dụng do tiếp xúc với oxy. Trong quá trình này, Potassium sorbate đóng vai trò là một chất chống oxy hóa vô cùng hiệu quả.
Sodium Methyl Cocoyl Taurate là gì?
Sodium Methyl Cocoyl Taurate (còn gọi Natri Menthyl Cocoyl Taurate) là hoạt chất được chiết xuất từ trái dừa, công thức RCON (CH3) CH2CH2SO3Na, trong đó RCO - đại diện cho gốc axit dừa.
Sodium Methyl Cocoyl Taurate là chất hoạt động bề mặt, chất tạo bọt được đánh giá an toàn khi sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân dành cho cả người lớn và em bé.

Đặc biệt, các nhà sản xuất rất ưa chuộng bổ sung Sodium methyl cocoyl taurate vào công thức các sản phẩm sữa rửa mặt nhờ khả năng tạo bọt và ổn định bọt ngay cả trong sự hiện diện của dầu, bã nhờn của chất này. Với ứng dụng rộng rãi của Sodium Methyl Cocoyl Taurate mà hoạt chất này trở thành một trong những loại nguyên liệu được tìm mua nhiều nhất trên thị trường, nhất là trong lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm.
Điều chế sản xuất
Sodium Methyl Cocoyl Taurate được điều chế bằng cách phản ứng taurine, N-metyltaurine, hoặc muối ăn mòn với axit béo dừa. Người ta đun nóng axit dừa, dung dịch natri metyl tarat và axit boric đến 200ºC, trong khi khuấy với chất tẩy nitơ dưới bề mặt. Khi nguội quá trình này sẽ cho ra kết quả là một chất rắn như sáp được nghiền thành bột.

Có thêm một phương pháp nữa để điều chế Sodium Methyl Cocoyl Taurate đó là hòa tan taurine trong hỗn hợp nước, rượu isopropyl và natri hydrat. Axit lauric clorua và dung dịch natri hiđrat được khuấy vào dung dịch. Tiếp theo, axit clohydric và dung dịch canxi clorua được thêm vào và khuấy. Chất màu trắng sau đó được lọc và làm khô.
Sodium Methyl Cocoyl Taurate thường được bán dưới dạng hỗn hợp với natri clorua và nước.
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Cây tắc kè đá.
Tên khác: Tổ rồng, Tổ phượng, Cốt toái bổ, Bổ cốt toái.
Tên khoa học: Drynaria bonii Christ thuộc, Họ Ráng (Polypodiaceae), Lớp Dương xỉ ( Polypodiaceae). Ở Việt Nam có mấy loài Tắc kè đá đều được dùng làm thuốc như: Drynaria fortunei J. Sm, Drynaria bonii Christ.
Đặc điểm tự nhiên
Tắc kè đá là loài thực vật sống cộng sinh trên đá hoặc những thân gỗ lớn. Thân rễ có dạng mầm như củ gừng, có lông và được phủ vảy màu vàng bóng.

Cây có 2 dạng lá trên cùng một cây. Một loại là lá hứng mùn thì khô, màu nâu ôm chặt vào thân và có hình trái xoan. Còn 1 loại lá khác là lá bình thường. Lá này thường dài 25 – 45cm, phiến lá màu xanh, lá xẻ thùy lông chim, mỗi lá gồm có 3 – 7 cặp lông chim, cuống dài 10 – 20cm. Lá hứng mùn có hình trái xoan, thường khô, có màu nâu và ôm lấy thân. Mặt dưới lá có các túi bào tử nằm rải rác không đều. Cốt toái bổ sinh sản bằng cách phán tán những bào tử này ra môi xung quanh vào tháng 5 - 6 hằng năm.
Drynaria fortunei J. Sm có lá xẻ răng cưa, bào tử xếp đều đặn còn Drynaria bonii Christ có mép lá lượn sóng, bào tử sắp xếp không đều.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cây mọc hoang ở dọc suối, núi đá và trên những thân cây gỗ, những nơi có tiết trời ẩm thấp quanh năm. Ở nước ta Tắc kè đá tập trung nhiều ở các vùng Lạng Sơn, Cao Bằng, Đồng Nai, An Giang, Quảng Trị và Lâm Đồng. Ngoài ra cây Tắc kè đá cũng mọc nhiều ở Miền Trung và Miền Bắc nước Lào và Campuchia.

Thu hái thân rễ Tắc kè đá gần như quanh năm. Nhưng thời điểm thu hái tốt nhất là vào tháng 4 – 9 hằng năm.
Sau khi thu hoạch những thân rễ củ già, chọn lựa những củ có chất lượng tốt đem cạo bỏ lông, loại bỏ hết lá, sau đó thái phiến nhỏ và đem phơi khô. Khi dùng đem đốt nhẹ cho cháy hết lông phủ bên ngoài, đem thân rễ ủ cho mềm rồi tiếp tục tẩm mật và sao vàng tùy từng loại bệnh. Có thể dùng đơn độc hay kết hợp với các vị thuốc khác hợp thành bài thuốc.
Bộ phận sử dụng
Thân rễ của cây tắc kè đá (Tên dược liệu là Rhizoma Drynariae Bonii) - được thu hoạch để làm thuốc.
Sodium Gluconate là gì?
Trong quá trình oxy hóa dầu, bơ, ion sắt và đồng tự do là chất xúc tác khiến dầu, bơ nhanh bị oxy hóa hơn dẫn đến biến đổi mùi, màu sắc, tính chất của dầu, bơ. Để hạn chế quá trình oxy hóa, các nguyên liệu dùng để làm mỹ phẩm có khả năng tạo phức với ion kim loại đồng, sắt để chúng không tham gia vào quá trình này, giúp dầu, bơ ổn định trong mỹ phẩm và kéo dài thời gian sử dụng mỹ phẩm. Một trong những nguyên liệu đó là Sodium gluconate, có khả năng tạo phức bền với ion kim loại sắt đồng nhưng an toàn hơn các chất tạo phức tổng hợp khác.
Sodium gluconate có tên gọi khác là Natri gluconate là muối natri của Acid gluconic, có công thức hóa học là C6H11O7Na. Đây là chất rắn kết tinh, dạng hạt màu trắng, rất dễ hòa tan trong nước, không ăn mòn, không độc hại, phân hủy sinh học và có thể tái tạo, có khả năng chống oxy hóa và khử ngay cả ở nhiệt độ cao và hoạt động trong độ pH rộng.

Trong lĩnh vực mỹ phẩm, Sodium gluconate giúp ổn định công thức của sản phẩm, bảo đảm các sản phẩm có dầu, bơ không bị ôi, biến đổi mùi, giữ lại hàm lượng nước trong da, giúp bảo quản công thức sản phẩm trong thời gian dài hơn và có khả năng điều chỉnh độ pH. Sodium gluconate còn có đặc tính ức chế vị đắng trong thực phẩm.
Sodium gluconate là hợp chất hóa học hoàn toàn vô hại khi sử dụng với con người cũng như với môi trường vì thời gian phân hủy của chất này rất nhanh, không có khả năng tích tụ, ăn mòn gây nên độc tố cho môi trường.
Điều chế sản xuất
Được tạo ra bằng cách lên men đường Glucose, thu hồi Acid và tạo muối màu trắng, tồn tại ở trạng thái bột tinh thể. Chất này có nguồn gốc từ Glucose, do đó trở thành một chất thay thế tự nhiên và an toàn hơn cho các chất tạo chelate tổng hợp khác.
Cơ chế hoạt động
Đặc tính chính của Sodium gluconate là khả năng tạo hợp chất chelate liên kết với kim loại, đặc biệt là trong các dung dịch kiềm và kiềm đậm đặc.
Sucrose Dilaurate là gì?
Sucrose Dilaurate là chất phân hủy axit lauric và Sucrose. Sucrose Dilaurate là một Este axit béo Sucrose.
Este axit béo sacaroza là các este của đường sacaroza với các axit béo ăn được. Chúng có thể được điều chế từ sacaroza và metyl và etyl este của axit béo ăn được thường khi có mặt của dung môi. Một quy trình khác là phản ứng chất béo hoặc dầu ăn được và sacaroza để tạo ra một hỗn hợp các este sacaroza của axit béo và mono- và diglycerid, chúng đôi khi được gọi là “sucroglycerid”.
Este axit béo Sucrose gồm Sucrose Dilaurate, Sucrose Distearate, Sucrose Hexaerucate; Sucrose Hexaoleate / Hexapalmitate / Hexastearate, Sucrose Hexapalmitate,.... bao gồm sucrose, còn được gọi là đường ăn, kết hợp với các axit béo cụ thể khác nhau, hoặc sucrose kết hợp với hỗn hợp các axit béo từ các loại thực vật cụ thể (Sucrose Cocoate, Sucrose Polycottonseedate, Sucrose Polypalmate, Sucrose Polysoyate). Nhiều axit béo, bao gồm Axit Stearic, Axit Lauric, Axit Myristic, Axit Oleic, Axit Palmitic và Axit Dừa có trong thực phẩm.
Trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, Sucrose Fatty Acid Esters được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm như sản phẩm tắm, sản phẩm làm sạch, sản phẩm trang điểm, chế phẩm tay và cơ thể, sản phẩm chống nắng và dầu gội.
Sucrose Dilaurate là chất bột màu trắng. Mặc dù được sản xuất từ sucrose, các este sucrose không có vị ngọt mà nhạt hoặc đắng.
Công thức hóa học của Sucrose Dilaurate
Các tính chất của Sucrose Dilaurate là:
Ổn định nhiệt
Điểm nóng chảy của Sucrose Dilaurate là từ 40 ° C đến 60 ° C.. Các este sucrose có thể được đun nóng đến 185 ° C mà không làm mất chức năng của chúng.
PH ổn định
Sucrose Dilaurate bền trong pH từ 4 đến 8, vì vậy chúng có thể được sử dụng như một chất phụ gia trong hầu hết các loại thực phẩm. Ở pH cao hơn 8, quá trình xà phòng hóa (thủy phân liên kết este để giải phóng sacaroza ban đầu và muối của axit béo) có thể xảy ra. Quá trình thủy phân cũng có thể xảy ra ở pH thấp hơn 4.
Điều chế sản xuất Sucrose Dilaurate
Sucrose pha loãng có thể được phân tích bằng phương pháp HPLC pha ngược (RP) này với các điều kiện đơn giản. Pha động chứa axetonitril (MeCN), nước và axit photphoric. Đối với các ứng dụng tương thích với Mass-Spec (MS), axit photphoric cần được thay thế bằng axit formic. Các cột hạt nhỏ hơn 3 µm có sẵn cho các ứng dụng UPLC nhanh. Phương pháp sắc ký lỏng này có thể mở rộng và có thể được sử dụng để phân lập các tạp chất trong quá trình phân tách chuẩn bị. Nó cũng thích hợp cho dược động học.
Cơ chế hoạt động
Nhóm chất này rất đáng chú ý đối với phạm vi cân bằng ưa nước-ưa béo (HLB) mà nó bao gồm. Phần gốc sacaroza phân cực đóng vai trò là phần cuối ưa nước của phân tử, trong khi chuỗi axit béo dài đóng vai trò là phần cuối ưa béo của phân tử. Do đặc tính lưỡng tính này, các este sucrose hoạt động như chất nhũ hóa; tức là chúng có khả năng liên kết đồng thời cả nước và dầu.
Titanium Dioxide là gì?
Titanium dioxide có công thức hóa là TiO2, được xếp vào nhóm oxit tự nhiên của Titan. Ở điều kiện thường, Titanium dioxide tồn tại ở dạng bột trắng và được sử dụng rộng rãi như một chất làm trắng, ứng dụng như chất làm đặc và lọc UV trong sản phẩm và dụng cụ hàng ngày. Bởi tính sáng tự nhiên và phản chiếu nên Titanium dioxide được thêm vào sơn, nhựa, kem đánh răng, mỹ phẩm và giấy để cho chúng có màu sáng hơn.
Công thức hóa học của Titanium dioxide
Nhờ khả năng chống nắng đặc biệt, Titanium dioxide trở thành thành phần quen thuộc trong các sản phẩm chống nắng hay kem nền hiện này. Đặc biệt, Titanium dioxide là “quán quân” trong bảng thành phần các chất chống nắng tuyệt vời bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB mà không gây ra bất kỳ nguy cơ kích ứng da nào. Với những làn da yếu, nhạy cảm, dễ nổi mẩn đỏ, Titanium dioxide hoạt động vô cùng nhẹ nhàng, tồn tại trên bề mặt và tuyết đối không xâm nhập vào da hay cơ thể. Do đó, bạn hoàn toàn có thể sử dụng trực tiếp sản phẩm chứa Titanium dioxide với các vùng nhạy cảm nhất như các vùng xung quanh mắt.
Nhờ kích thước của các hạt nano Titanium dioxide tương đương với các phân tử đủ lớn mà hoạt chất này có thể cải thiện khả năng bao phủ bề mặt da, tăng cường bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, các hạt nano Titanium dioxide có khả năng ngăn ngừa hoạt chất này tương tác với các thành phần khác khi ánh sáng mặt trời hiện diện và tăng tính ổn định. Các thành phần phổ biến thường được sử dụng để phủ Titanium dioxide là alumina, dimethicone, silica và trimethoxy capryl silane.
Titanium dioxide là chất chống nắng tuyệt vời bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB
Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng Zinc oxit có hiệu quả vượt trội hơn Titanium dioxide dù cả hai hoạt chất đều được xếp vào nhóm các chất chống nắng khoáng chất. Hiện nay, Titanium dioxide là thành phần SPF phổ rộng được ưa chuộng nhất và được sử dụng rộng rãi trong tất cả các sản phẩm chống nắng. Theo tiêu chuẩn Quốc tế, quang phổ rộng được định nghĩa là có khả năng vượt qua 360nm và Titanium dioxide vượt qua phạm vi bảo vệ này. Mặc dù, Titanium dioxide có dải quang phổ bảo vệ UVA ngắn hơn so với Zinc oxit nhưng cả hai đều bảo vệ da khỏi dải UVA trong cùng một khoảng thời gian.
Điều chế và sản xuất Titanium Dioxide
Phần lớn hóa chất của Titanium được khai thác phổ biến tại các quốc gia như Úc, Nam Phi và Canada.
Titanium không tồn tại đơn chất mà khi khai thác từ mỏ về chúng tồn tại dưới dạng tạp chất. Sau đó, chúng được tinh chế thành tinh khiết bằng quá trình sulfat và qua quá trình clorua theo phương trình hóa học:
FeTiO3 2H2SO4 → + FeSO4 + TiOSO4 + 2H2O
TiOSO4 + (n + 1) H2O → H2SO4 + TiO2.nH2O
TiO2 • nH2O → TiO2 + nH2O
Cơ chế hoạt động của Titanium Dioxide
Titanium Dioxide có 2 dạng kích thước phân tử là Micro và Ultra, tuy nhiên cả hai đều không thể thẩm thấu qua da mà chỉ phân tán trên bề mặt da tạo nên một lớp kem màu trắng để phát huy công dụng chống nắng.
Đặc tính lớn nhất của Titanium Dioxide chính là không thẩm thấu vào da mà phân tán đều nên có thể đạt được hiệu quả chống nắng cao nhất và phân tán tia UV hiệu quả. Khi thoa kem chống nắng, Titanium Dioxide cùng các thành phần khác giúp da có một lớp bảo vệ vô hình. Lớp bảo vệ này sẽ phản xạ lại tia UV, ngăn chúng không xuyên qua da, hạn chế được tình trạng nám, đồi mồi và thâm sạm.
Potassium stearate là gì?
Tên thường gọi: Potassium stearate.
PubChem CID: 23673840.
Tên gọi khác: Potassium octadecanoate; Rashayan potassium stearate; Octadecanoic acid, potassium salt; Steadan 300.
Potassium stearate được cấu thành từ muối và este của 18 cacbon no và acid đơn chức - axit stearic. Potassium stearate có công thức hóa học là C18H35KO2, trọng lượng phân tử là 322.6 g/mol.
Về tính chất, ở dạng ban đầu Potassium Stearate là một dạng bột mịn, màu trắng, có mùi béo.
-
Độ pH: 10 đến 11, dung dịch nước của nó có tính kiềm mạnh đối với quỳ tím hoặc phenolphtalein và dung dịch etanol của nó có tính kiềm yếu.
-
Độ ẩm: <6%.
-
Điểm sôi: 359 độ C đến 360 độ C.
-
Độ hòa tan: Hòa tan trong nước nóng, không hòa tan trong ete, chloroform và carbon disulfide.

Potassium stearate ứng dụng phổ biến trong nhiều loại mỹ phẩm chăm sóc da, chăm sóc tóc cũng như là thành phần phụ gia thực phẩm. Ngoài ra Potassium stearate còn được ứng dụng trong chất làm mềm dệt hay sản xuất cao su.
Điều chế sản xuất Potassium stearate
Potassium Stearate, là một muối kali của axit stearic được sản xuất thông qua quá trình tổng hợp hóa học từ Kali hydroxit và axit stearic, có sẵn dưới dạng bột mịn màu trắng.
Potassium stearate có nguồn gốc từ axit stearic, một sản phẩm phụ của quá trình xà phòng hóa dầu thực vật.
Axit stearic được tạo ra bởi các loại dầu và thể hiện các tính chất của axit béo. Axit stearic được tạo ra từ phản ứng xà phòng hóa chất béo trung tính bằng cách đun nóng dung dịch ở nhiệt độ 100 độ C. Sau đó, dung dịch tiếp theo được chưng cất. Axit stearic thường có sẵn là một axit hỗn hợp, tức là hỗn hợp của axit stearic và axit palmitic. Axit stearic xuất hiện tự nhiên trong dầu mỡ động vật và trong một số loại dầu thực vật.

Cơ chế hoạt động
Potassium Stearate là một chất nhũ hóa: Nó ngăn không cho phần dầu và chất lỏng của công thức phân tách. Nó cũng có thể làm tăng độ dày phần dầu của các sản phẩm mỹ phẩm.
Potassium stearate được sử dụng làm chất tẩy rửa tóc, mặt, cơ thể và như một chất đồng chuyển thể trong các sản phẩm chăm sóc da, mỹ phẩm và tạo kiểu tóc. Đồng thời, nó có tác dụng làm sạch tốt, có thể làm cho làn da tươi mới và sạch sẽ.
Potassium stearate được sử dụng chủ yếu trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da như một chất hoạt động bề mặt, chất làm sạch và chất nhũ hóa. Hệ số rủi ro là 1, tương đối an toàn và có thể được sử dụng một cách tự tin. Nói chung, nó không có ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai. Potassium stearate không gây mụn.
Potassium stearat chủ yếu được sử dụng làm chất làm sạch và chất nhũ hóa. Nó có thể được sử dụng trong nhiều ứng dụng chăm sóc cá nhân và mỹ phẩm. Nó cũng được sử dụng trong sản xuất cao su và làm cơ sở cho chất làm mềm dệt.
Talc là gì?
Talc là một loại khoáng chất có dạng bột mềm mịn màu trắng, không mùi tạo thành chủ yếu từ các nguyên tố magie, silicon và oxy. Loại bột này có khả năng hấp thụ độ ẩm tốt và giảm ma sát, mang lại lợi ích cho người sử dụng giữ cho làn da khô thoáng và ngăn ngừa phát ban.
Bột Talc được sử dụng khá phổ biến trong các sản phẩm mỹ phẩm như phấn rôm trẻ em, phấn phủ cơ thể và mặt ở người lớn, cũng như trong một số sản phẩm tiêu dùng khác.

Mặc dù được sử dụng phổ biến trong sản xuất mỹ phẩm, tuy nhiên vẫn có nhiều lo ngại về tính an toàn của bột Talc. Nguyên nhân là do một số tài liệu khoa học được công bố từ những năm 1960 đã cho thấy mối liên hệ có thể xảy ra giữa việc sử dụng sản phẩm có chứa bột Talc và tỷ lệ mắc bệnh ung thư buồng trứng.
Tuy nhiên, những nghiên cứu này không chứng minh chắc chắn và Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã và đang tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này.
Ngoài ra, một lo ngại khác là nghi ngờ khả năng nhiễm amiang của bột Talc do đây là 2 khoáng chất tự nhiên từ silicat và được khai thác gần nhau. Tuy nhiên, amiang có cấu trúc tinh thể khác với bột Talc và được biết đến là chất có khả năng gây ung thư khi hít phải.
Do đó, FDA liên tục điều tra tích cực các sản phẩm có chứa bột Talc được bày bán trên thị trường trong nhiều năm qua. Trên cơ sở đó, FDA sẽ thông báo đến người tiêu dùng về danh sách những sản phẩm có chứa bột Talc và không chứa amiang.
May mắn là phần lớn những sản phẩm được kiểm tra có chứa bột Talc nhưng không chứa chất gây ung thư là amiang và được coi là an toàn khi sử dụng theo chỉ dẫn. Các sản phẩm có chứa bột Talc, xét nghiệm cho thấy có amiang thường bị thu hồi. Điển hình như sản phẩm phấn dưỡng thể thương hiệu Johnson & Johnson có chứa bột Talc đã bị kiện vì liên quan đến việc tìm thấy amiang trong sản phẩm.
Mặc dù có nhiều tranh cãi và vấn đề pháp lý đang diễn ra, nhưng mỹ phẩm có chứa bột Talc và không chứa amiang được coi là an toàn để sử dụng trong trang điểm và chăm sóc da.

Điều chế sản xuất Talc
Talc là một muối hydropoly silicate tự nhiên được tìm thấy tại nhiều nơi trên trái đất như Úc, Trung Quốc, Ý, Ấn Độ, Pháp và Mỹ.
Độ tinh khiết của Talc thay đổi phụ thuộc vào nguồn gốc của nó từ các quốc gia khác nhau. Ví dụ, ở Ý, tạp chất phổ biến là calcium silicate; ở Ấn Độ, là nhôm và sắt oxid; ở Pháp, tạp chất là nhôm oxid; ở Mỹ là calcium carbonate, sắt oxid hoặc nhôm oxid.
Talc tự nhiên được khai thác và được nghiền thành bột trước khi được đưa vào quá trình tuyển nổi để loạn bỏ các tạp chất đa dạng như tremolite, carbon, dolomite, sắt oxide, các muối của carbonate và magie.
Sau quá trình này, bột Talc được nghiền thành bột mịn, được xử lý với dung dịch HCl loãng, được rửa với nước và sau đó được làm khô. Các giai đoạn xử lý này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các tính chất vật lý của Talc.
Cơ chế hoạt động của Talc
Bột Talc có đặc tính hấp thụ rất tốt.
Pyridoxal phosphate là gì?
Dạng hoạt động sinh học của vitamin B6, pyridoxal phosphate (PLP), hoạt động như coenzyme trong khoảng 160 enzym khác nhau, chủ yếu tham gia vào chuyển hóa acid amin, carbohydrate và lipid và đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp hoặc dị hóa của một số chất dẫn truyền thần kinh.
Ngoài ra, PLP hoạt động như phân tử chống oxy hóa bằng cách phá huỷ các dạng oxy hoạt động (ROS) ( Ehrenshaft và cộng sự, 1999 ) và chống lại sự hình thành các sản phẩm cuối glycation tiên tiến (AGEs), các hợp chất gây độc gen liên quan đến tuổi già và bệnh đái tháo đường. Động vật có vú, khác với vi sinh vật, không có khả năng tổng hợp PLP nhưng chúng tái chế nó thông qua một con đường cứu vãn từ các vitamin B6 như pyridoxal, pyridoxamine và pyridoxine có trong thực phẩm.
Trong tế bào chất, pyridoxamine và pyridoxine được chuyển đổi thành các vitamin 5'-phosphoryl hóa bởi pyridoxal kinase, trong khi pyridoxine 5'-phosphate oxidase phụ thuộc flavin mononucleotide chuyển pyridoxine 5′‐phosphate và pyridoxamine-5-Phosphate thành PLP.
Sự thiếu hụt vitamin B6 có liên quan đến một số bệnh bao gồm tự kỷ, tâm thần phân liệt, Alzheimer, Parkinson, động kinh, hội chứng Down, đái tháo đường và ung thư.

Điều chế sản xuất pyridoxal phosphate
PLP được điều chế thông thường bằng cách phosphoryl hóa pyridoxal hoặc các dẫn xuất của nó, chẳng hạn như Schitf-base của nó hoặc bằng quá trình oxy hóa pyridoxine-S-phosphate hoặc pyridoxamine-S-phosphate.
Cơ chế hoạt động
Các enzym PLP xúc tác nhiều kiểu phản ứng khác nhau trên cơ chất là amin và acid amin. Bước đầu tiên và phổ biến trong tất cả các phản ứng xúc tác pyridoxal phosphat là hình thành chất trung gian aldimin bên ngoài với cơ chất.
Điều này xảy ra thông qua một loạt các bước trong đó nhóm amin chưa được proton hóa của chất nền phản ứng với Schiff-base đã được proton hóa, hình thành giữa chuỗi bên lysine ở vị trí hoạt động và nhóm aldehyde của PLP, tiếp theo là chuyển proton và tách thành Schiff-base giữa chất nền và PLP, chất trung gian aldimine bên ngoài. Tất cả các enzym phụ thuộc PLP đều có điểm chung là chất trung gian aldimine bên ngoài và chính từ chất trung gian này mà các loại phản ứng khác nhau được xúc tác bởi PLP sẽ khác nhau.

Sucrose là gì?
Sucrose còn được gọi là saccharose, là sản phẩm được tách ra từ cây mía và củ cải. Quy trình tiếp theo sẽ tiến hành làm tinh khiết và kết tinh, có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể, có nhiều trong mía. Ở một số loại thực vật tự nhiên khác như thốt nốt, mật ong, trong một số loại trái cây người ta cũng tìm thấy sucrose. Nguồn gốc hình thành sucrose từ trong thực vật chứ không phải từ các sinh vật khác.
Sucrose là một disaccarit được tạo thành từ một là glucose và fructose. Cả hai loại đường liên kết với nhau bởi liên kết 1,2 glucoside. Sucrose còn có nhiều tên gọi khác nhau: Sucroza, saccarôzơ, đường kính, đường thốt nốt, đường mía, đường ăn, đường phèn, đường cát, sucrose pure,…
Công thức hóa học của Sucrose là C12H22O11.
Cấu tạo phân tử

Trong phân tử sucrose gốc – glucose và gốc – fructose liên kết với nhau qua nguyên tử O giữa C1 của glucose và C2 của fructose (C1 – O – C2).
Không còn nhóm OH hemiaxetal không có khả năng mở vòng.
Điều chế sản xuất
Vì sucrose có đột ngọt cao nên dùng làm chất tạo ngọt thực phẩm phổ biến nhất các tổ hợp của các thành phần chức năng. Có nơi người ta đã thay thế nó bằng các chất tạo ngọt khác như các si-rô fructose như ở Mỹ.
Loại đường được đánh giá là quan trọng nhất chính là sucrose, trong thực vật và có thể tìm thấy trong nhựa libe. Loại đường này được tách ra từ mía đường hay củ cải đường quy trình sau đó là làm tinh khiết và kết tinh. Ngoài ra việc sản xuất sucrose ở quy mô thương mại khác còn có lúa mì ngọt, Acer saccharum và thốt nốt (Borassus spp.).
Trong chế biến thực phẩm, sucrose do nó vừa là chất tạo ngọt vừa là chất dinh dưỡng. Sucrose là thành phần quan trọng trong nhiều loại thực phẩm như bánh bích quy, kẹo ngọt, kem và nước trái cây, hỗ trợ trong bảo quản thực phẩm.
Cơ chế hoạt động
Sacrosidase là một [beta]-fructofuranoside fructohydrolase thủy phân sucrose. Không giống như sucename-isomaltase ở ruột người, sucrose không có hoạt tính với oligosacarit chứa 1,6 liên kết glucosyl.
Sucrose là 1 disaccharide nên nó phải được chia nhỏ trước khi cơ thể tiêu hóa. Nhờ enzym trong miệng phân hủy 1 phần đường sucrose thành glucose và fructose. Việc tiêu hóa đường chủ yếu được diễn ra ở ruột non. Khi Enzyme sucrase được tiết ra bởi lớp niêm mạc ruột non sẽ giúp phân tách sucrose thành glucose, fructose và hấp thụ vào máu.
Sản phẩm liên quan








